Khi mà nền công nghệ 4.0 ngày càng phát triển và mở rộng thì cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin dần trở nên hot hơn bao giờ hết. Vậy, Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?
1. Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
Ở thời điểm hiện tại, lĩnh vực Công nghệ thông tin liên tục phát triển không ngừng nghỉ và thậm chí là mở rộng ra các ngành nghề khác như Kinh tế, Pháp lý, Y tế,… Cơ hội việc làm của các bạn sẽ trở nên lý tưởng hơn bao giờ hết khi theo học ngành Công nghệ thông tin. Sau đây là những công việc hot nhất của ngành Công nghệ thông tin.
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Lập trình viên và kỹ sư phần mềm. Tuy nhiên, cả 2 lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau và không thể hoán đổi công việc cho nhau. Các nhà phát triển phần mềm, kỹ sư phần mềm phải thiết kế và phát triển phần mềm dựa trên nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Nhìn chung, các kỹ sư phần mềm là người thiết kế để các lập trình viên có thể chạy phần mềm. Chưa dừng lại ở đó, người làm phần mềm cũng là những người duy trì và triển khai các giải pháp phần mềm, hệ thống phần mềm mỗi khi được phát hành.
Bán hàng Kỹ thuật (Technical Sales)
Không cần sở hữu các kỹ năng cụ thể, người học Công nghệ thông tin cũng có thể làm bán hàng Kỹ thuật. Dẫu vậy, các nhân viên bán hàng Kỹ thuật vẫn phải có sự hiểu biết sâu sắc về các doanh nghiệp sử dụng ngành công nghệ thông tin, có nền tảng và tố chất mới có thể làm nghệ này. Họ là người bán phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng, các sản phẩm dịch vụ Công nghệ thông tin. Phải thực sự đam mê lĩnh vực Công nghệ thông tin mới có thể theo đuổi lĩnh vực này.
Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
Lập trình viên (Programmer)
Lập trình là một khía cạnh khác của ngành công nghệ phần mềm. Lập trình viên được xem là những người viết mã dựa trên chỉ dẫn và hướng dẫn của các kỹ sư phần mềm. Những ngôn ngữ khác nhau mà các lập trình viên thường sử dụng là Python, Ruby on Rails, Javascript,… Thông thường, người thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình có lợi thế khá lớn khi làm lập trình viên.
Phát triển Website (Web Developer)
Chuyên viên phát triển Website thường bị nhầm lẫn với lập trình viên và các nhà phát triển phần mềm. Về cơ bản, các nhà thiết kế, phát triển website cũng có những trách nhiệm và công việc cụ thể của riêng mình. Các nhà phát triển website sẽ cải tiến và xây dựng các website mà mình đã có. Nhìn chung, họ là những người đảm bảo các tinh năng để các website được chỉn chu, triển khai tốt hơn. Các ngôn ngữ của họ lập trình thường là HTML5, Javascript,…
Phân tích Hệ thống (System Analyst)
Khi doanh nghiệp, khách hàng gặp phải sai sót máy tính vô cùng phức tạp thì các nhà phân tích Hệ thống ngay lập tức sẽ xuất hiện. Họ sẽ giới thiệu phần mềm, hệ thống phù hợp và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của các tổ chức kinh doanh.
Quản trị viên Cơ sở dữ liệu (Database Administrator)
Mỗi một tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ có nhiều dữ liệu được lưu trữ, bao gồm các hồ sơ về khách hàng và thông tin tài chính. Và điều quan trọng là dữ liệu có thể dễ dàng truy cập, dễ dàng sử dụng cho mọi người. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần người Quản trị cơ sở dữ liệu. Trách nhiệm chính của Quản trị viên cơ sở dữ liệu là ngăn chặn những mối đe dọa, truy cập trái phép từ bên ngoài. Họ cũng cần bảo quản dữ liệu công ty một cách tốt nhất.
Quản trị viên An ninh (Security Administrator)
Nhiệm vụ chính của Quản trị viên An ninh đó chính là bảo mật, giám sát kết nối mạng của một tổ chức. Họ phải bảo đảm rằng hệ thống mạng của doanh nghiệp được an toàn trước những đợt tấn công của các tin tặc, hacker. Họ đóng vai trò rất quan trọng trong một tổ chức bởi họ là những người bảo vệ dữ liệu, hệ thống mạng thông qua việc dõi theo và duy trì hệ thống mạng hàng ngày của công ty.
Chuyên viên Hỗ trợ Máy tính (Computer Support Specialist)
Chuyên viên Hỗ trợ Máy tính là người hỗ trợ kỹ thuật, “gỡ rối” khi có những vấn đề phát sinh trong môi trường Công nghệ thông tin. Chuyên viên Hỗ trợ Máy tính sẽ giải đáp và hỗ trợ khách hàng đắc lực. Nhìn chung, họ là người được trang bị những kiến thức kỹ thuật vô cùng tốt. Họ cũng sẽ được trang bị các kiến thức thực sự tốt vì thường xuyên phải làm việc với khách hàng.
Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?
Công nghệ thông tin hiện tại là ngành nghề cực kỳ phát triển. Đây là một trong những ngành nghề không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, hưởng thu nhập cao và công việc của nó còn được đánh giá khá thú vị. Để có thể theo đuổi ngành học này lâu dài, các bạn cần cố gắng nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa để có thể nhận “quả ngọt”.
Phát triển Ứng dụng di động (Mobile App Developer)
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết mọi tầng lớp xã hội đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh. Ngoài việc nhắn tin và gọi điện, điện thoại thông minh sẽ phục vụ các mục đích của người dùng như lướt web, chơi game, giải trí và kinh doanh. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ đã muốn được trở thành một nhà phát triển Ứng dụng di động, có trách nhiệm tạo ra những ứng dụng chương trình cho các thiết bị di động.
Chuyên gia Y tế về Công nghệ thông tin (Health IT Specialist)
Hiện nay, ngành Y tế cũng đã dựa vào công nghệ nhiều hơn để có thể chữa trị cho các bệnh nhân một cách tốt nhất. Chính vì vậy, các chuyên gia Y tế cũng cần bí quyết và các kỹ năng của chuyên gia Công nghệ thông tin trong quy trình chăm sóc sức khỏe. Họ là những người quản lý phòng khám và hồ sơ bệnh viện như hóa đơn, thông tin bệnh nhân và cách đăng ký chữa bệnh ung thư.
2. Nên học ngành Công nghệ thông tin ở đâu?
Để có thể gắn bó với ngành Công nghệ thông tin, các bạn trẻ có thể chọn học ngành này ở những trường Đại học lớn như Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học FPT, Đại học khoa học tự nhiên,…
Đây đều là những ngôi trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin lý tưởng, được nhiều bạn trẻ theo học và đánh giá cao. Theo học các trường này, tương lai của các bạn càng trở nên rộng mở hơn. Các bạn có thể tự tin tìm kiếm một công việc ổn định ngay sau khi ra trường.
Trên đây là bài viết về ngành Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Học Công nghệ thông tin ở đâu theo những góc nhìn khách quan và đa chiều nhất của tác giả. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin quý giá và bổ ích cho bạn đọc. Nếu thích thú với ngành Điều dưỡng, các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng Y dược Hà Nội làm bến đỗ của mình. Chúc các bạn may mắn và thành công.